Phương Pháp Tắm Tiếng Anh Cho Trẻ Hiệu Quả

“PHƯƠNG PHÁP “TẮM” TIẾNG ANH CHO TRẺ 

Để học bất kì một ngôn ngữ nào việc đầu tiên cần làm đó là nghe càng nhiều càng tốt.

Tại sao lại như vậy? Các mẹ cứ hình dung các em bé mới sinh ra đến lúc tập nói học Tiếng Việt như thế nào thì học tiếng Anh hay một ngôn ngữ khác cũng tương tự như vậy. Mẹ Cốm đã đọc, tìm hiểu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ trước khi có Cốm nên khi Cốm phát triển qua từng giai đoạn mẹ Cốm mới thực sự NGẤM.

Ngày trước thời các mẹ chúng mình đi học, khi mới đươc tiếp xúc với ngoại ngữ là đã học đọc, học viết luôn rồi phải không ạ? Giả sử như chúng ta vẫn áp dụng phương pháp đó cho con cái chúng ta thì sẽ như thế nào ạ? Các bé có bắt một đứa trẻ 2-3 tuổi học đọc, học viết luôn không ạ? Tất nhiên câu trả lời là KHÔNG phải không ạ.
Ở độ tuổi này con chỉ cần nói được ra những gì con muốn hay hát thuộc một số bài hát mà con hay nghe hàng ngày là các mẹ đã vui lắm rồi đúng không nào.

Quy tắc phát triển kỹ năng ngôn ngữ là theo thứ tự: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trong 4 kỹ năng này thì Nghe và Đọc đóng vai trò là input, còn Nói và Viết đóng vai trò là output. Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều, muốn viết giỏi thì phải đọc nhiều.

Các mẹ hãy hình dung một đứa trẻ 3 tuổi ở bất kỳ quốc gia nào, nếu phát triển bình thường, đều có thể nói được ngôn ngữ ở quốc gia đó. Đó là bởi vì đứa trẻ đã được nghe những người xung quanh nói chuyện và ghi nhận vào bộ não việc ngôn ngữ ấy được sử dụng như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Ngôn ngữ mà trẻ tiếp thu được trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ đi vào tiềm thức, vì vậy trẻ sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và bật ra theo bản năng.

Thời gian đầu con chỉ nghe mọi người nói (input), sau khi đã đủ con sẽ bắt đầu tự nói ra câu đầu tiên (output). Và sau đó con vẫn song song vừa nghe vừa nói để hoàn thiện ngôn ngữ của bản thân.

CÁCH NGHE HIỆU QUẢ

1. Chọn loa TỐT cho bé. Tiêu chí: Âm thanh to, rõ ràng, pin sử dụng lâu.

Tại sao lại là loa mà không phải là mở phát qua bluetooth hay trực tiếp trên điện thoại.

– Thứ nhất vì loa rất là tiện có thể mang đi mọi nơi và mở mọi lúc. Chỉ cần bật công tắc nguồn lên và chọn bài theo ý muốn. Pin thì trâu dùng mãi không hết. Sạc 1 lần dùng cả tuần.

Còn điện thoại thì sao ạ? Các mẹ mở cho bé nghe một lúc hết pin lại sạc, rồi mỗi lần chọn bài lại mở điện thoại ra dò từng bài hoặc search tên bài. Trong lúc đó vô tình thấy tin nhắn trên fb, zalo hoặc 1 thông báo nào đó mẹ lại XIN LỖI CON! ĐỢI MẸ CHÚT NHÉ! Thế là quá trình nghe của bé lại bị gián đoạn.

– Thứ 2 là hạn chế việc con sử dụng điện thoại TV. Vì khi con mở bằng đt dễ bị sao nhãng chọn sang chương trình yêu thích. Bé nào mê điện thoại lại đòi MẸ ƠI #DIU_TU_BE CHO CON VỚI.
Chưa kể các chương trình các con xem thường là những video có tốc độ phân giải cao gây ảnh hưởng đến sự chú ý và tập trung của trẻ.
Còn đối với các anh chị lớn hơn có thể sử dùng đài như công cụ học tập hiệu quả. Học đài + kết hợp với sách. Hạn chế việc học qua app, hại mắt.

2. Chọn chương trình nghe phù hợp:
– Với các bạn nhỏ thường thì sẽ thích các bài hát, thơ ca,…
– Các bạn lớn hơn chút có thể cho nghe các bài hát, câu chuyện,…
hoặc có thể hỏi con về những chương trình tiếng Anh con yêu thích để mẹ copy vào đài cho nghe.

3. Nghe đúng, đủ, đều đặn.
– Nghe đúng: Bố mẹ chỉ nên hỗ trợ con bật loa, chọn bài hoặc chỉ tranh. Không nên chỉnh phát âm cho con nếu bố mẹ phát âm ko chuẩn (kể cả bố mẹ phát âm chuẩn cũng không nên chỉnh nhiều con sẽ bị áp lực, mất hứng thú học).
– Nghe đủ: Không nên cho con nghe quá nhiều, không nhất thiết là đi đâu cũng ôm cái loa hay đeo cái loa ở cổ. Con cần có thời gian để cảm nhận âm thanh tự nhiên xung quanh (Người lớn mình nghe nhiều cũng sẽ cảm thấy ong ong cái đầu luôn ấy ạ).
– Nghe đều đặn: nghe đều đặn mỗi ngày để tạo thói quen cho con (nên vào 1 khung giờ cố định).

Chúc các bố mẹ thành công trên con đường cùng con chinh phục ngôn ngữ mới!

0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng